Quyền hành pháp Hành pháp (Việt Nam)

Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là quản lý nhà nước mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Thực hiện quyền này đòi hỏi Chính phủ, các thành viên của Chính phủ phải nhanh nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống nhất; thường xuyên kiểm tra, thanh tra - một hình thức kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy hành pháp. Nội hàm quyền hành pháp gồm có:

  • Đề xuất chính sách và dự thảo luật để trình quốc hội xem xét, thông qua.
  • Ban hành các kế hoạch, chính sách cụ thể và văn bản dưới luật để các cơ quan hành chính nhà nước thực thi các chủ trương chính sách và luật đã được thông qua.
  • Chỉ đạo vĩ mô, hướng dẫn điều hành và giám sát việc thực hiện kế hoạch, chủ trương, chính sách.
  • Thiết lập trật tự công (trật tự hành chính) trên cơ sở các quy định của luật (lập quy), phát hiện điều tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc/và yêu cầu tòa án xét xử theo trình tự, thủ tục tư pháp (quyền công tố cũng được xđ là quyền hành pháp).[2]